Nguyên nhân triệu chứng cách phòng ngừa bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia là tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn Chlamydia tracomatis gây ra, có thể gây bệnh ở vùng kín, trực tràng, kết mạc mắt, gan, mô mềm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa căn bệnh này thế nào? Xin mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
CHLAMYDIA CHỈ LÂY TRUYỀN TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI
Chlamydia là vi khuẩn ký sinh bắt buộc trong tế bào cơ thể người, chúng không thể sống trong môi trường tự nhiên được, do đó chúng không thể truyền qua những tiếp xúc bên ngoài như khăn, tay nắm cửa, bệ bồn cầu.
Con người chỉ có thể nhiễm Chlamydia khi có quan hệ với người bị bệnh. Con đường tiếp xúc thông thường qua quần áo, thực phẩm ô nhiễm, nguồn nước không phải là nguyên nhân gây bệnh.
Chlamydia lây truyền qua giao hợp không bảo vệ, theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng) hoặc truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CHLAMYDIA
Bệnh nhân mắc bệnh Chlamydia có đến 50% trường hợp không có biểu hiện gì đặc biệt, dễ bỏ qua. Thời gian ủ bệnh khoảng 5-15 ngày, sau thời gian này, triệu chứng xuất hiện mơ hồ ở cả hai phái, lưu ý những điều sau:
Nữ giới: buốt khi đi tiểu hoặc muốn đi tiểu hoài, âm đạo tiết dịch bất thường, ngứa hay rát; đau bụng hoặc đau khi quan hệ, đau nhiều khi gặp “đèn đỏ”, dịch có mùi hôi từ cổ tử cung.
Nam giới: dương vật tiết dịch hơi trắng hay vàng; bỏng rát khi đi tiểu, ngứa rát quanh bao quy đầu, đau ở hậu môn, tinh hoàn hoặc lúc xuất tinh.
CHLAMYDIA hỗ trợ điều trị NHƯ THẾ NÀO?
Chlamydia nếu không hỗ trợ điều trị hoặc hỗ trợ điều trị không đúng cách có thể gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Còn ở nữ giới, vi khuẩn này gây viêm tiểu khung (bao gồm viêm vòi trứng, buồng trứng, viêm phúc mạc chậu hông), viêm nội mạc tử cung. Những biến chứng này chẳng những có thể gây vô sinh mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là viêm phúc mạc tiểu khung.
Vi khuẩn Chlamydia có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Khi mắc bệnh Chlamydia, bác sĩ sẽ chỉ định hỗ trợ điều trị bằng một đợt kháng sinh dài 10 ngày hay hơn, bạn phải uống thuốc đúng thời gian và liều lượng nếu không hỗ trợ điều trị sẽ không hiệu quả.
Không quan hệ khi đang hỗ trợ điều trị vì bạn sẽ làm lây qua bạn tình. Bản thân người này cũng phải xét nghiệm và hỗ trợ điều trị.
Không uống rượu khi đang hỗ trợ điều trị.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH CHLAMYDIA
Các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa 23/10 khuyến cáo, nếu quan hệ không lành mạnh, bạn có thể mắc chlamydia một lần nữa ngay khi vừa hoàn tất quá trình hỗ trợ điều trị. Do đó, cả nam và nữ đều phải hỗ trợ điều trị hiệu quả trước khi quan hệ lại để ngăn ngừa tái phát.
Cách phòng ngừa hiệu quả là khám sàng lọc chlamydia thông qua nước tiểu, hoặc qua mẫu xét nghiệm dịch từ âm đạo. Nên kiểm tra sàng lọc hàng năm đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Phụ nữ mang thai nên sàng lọc trong ba tháng cuối thai kỳ.
Trên đây là những tư vấn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh Chlamydia của bác sĩ Phòng Khám 23/10. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi đến Hotline 0258 7309 888 hoặc nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn và đặt cuộc hẹn khám.